PPE là gì? Từ A-Z về các loại trang bị bảo vệ cá nhân PPE
HIện nay thuật ngữ PPE được sử dụng rất phổ biến, trong tất cả các ngành nghề dường như không thể nào thiếu được PPE. Vậy PPE là gì Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu những thông tin hữu ích có liên quan dưới đây, để biết được tầm quan trọng của PPE đối với con người như thế nào nhé.
- Hướng dẫn chọn chất liệu vải may đồng phục phù hợp nhất
- Bảo hộ lao động tiếng Anh là gì?
PPE - Personnal protective equipment
I. Định nghĩa về PPE
1. PPE là gì?
PPE là thiết bị bảo vệ cá nhân, là bao gồm tất cả những vật dụng thiết yếu được sử dụng cho con người, nhằm bảo vệ người lao động khỏi những mối nguy hiểm khi làm việc. PPE được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm mũ bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ và một số vật dụng khác.
PPE cần thiết nhằm giúp bảo vệ con người tránh những khí độc hại, các phản ứng hóa học sinh ra và các mối hiểm họa từ điện, sinh học, bụi bẩn... Ngoài ra, còn giúp cho người lao động không bị chấn thương khi có các sự cố không may xảy ra. Có thể hiểu tổng quát rằng, PPE bao gồm quần áo bảo hộ lao động và các thiết bị bảo hộ liên quan khác.
Với tinh thần "safety first", an toàn là trên hết, PPE thực sự cần thiết cho người lao động, đặc biệt là công nhân. Có một số suy nghĩ sai lầm về môi trường làm việc, bất kỳ một công việc nào cũng tiềm các mối nguy hại, nên chủ doanh nghiệp hay tổ chức cần đưa ra những đề xuất, nhằm tạo ra PPE có chất lượng cao nhất.
2. PPE là viết tắt của từ gì?
Có rất nhiều thuật ngữ được viết tắt từ PPE, nên đôi khi người mọi người sẽ bị nhầm lẫn giữa các cụm từ này. Một số thuật ngữ như, Phase Partitioning Experiment, Packet Processing Engine, Personnel protection equipment, Porcine pancreatic elastase. Tuy nhiên, thiết bị bảo vệ cá nhân được nhắc đến ở đây lại là "Personnal protective equipment". Trong đó: "Personal" là con người, protective là bảo vệ, equipment là thiết bị.
3. PPE có mấy cấp độ?
Tùy theo mức nguy hiểm của công việc mà PPE được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi cấp sẽ được sản xuất với các chất liệu khác nhau, và sử dụng các thiết bị khác nhau, nhằm đảm bảo được an toàn cho người lao động. Hiện tại PPE được chia thành 4 cấp độ, từ cấp độ 1 đến cấp độ 4. Cấp độ 1 mức nguy hiểm thấp nhất, đến cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4 sẽ là mức nguy hiểm cao nhất.
II. Thiết bị bảo vệ cá nhân PPE gồm những gì?
1. Quần áo bảo hộ lao động
Quần áo bảo hộ lao động được xem là một trong những loại trang phục thiết yếu, nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động. Quần áo bảo hộ lao động sẽ tùy theo ngành nghề mà có những thiết kế cơ bản khác nhau. Không những thế, chất liệu vải may quần áo bảo hộ lao động cũng sẽ khác nhau, nhằm giúp cho người lao động đạt hiểu quả cao hơn trong công việc. Một số loại quần áo bảo hộ được sử dụng phổ biến bao gồm:
a. Đồng phục công nhân
Đây là những bộ trang phục bảo hộ mà người làm ít tiếp xúc với các khí độc hại, trang phục thường được may với các chất liệu thoáng mát, hút ẩm tốt và có khả năng bảo vệ người lao động tránh được tia UV. Chi phí bỏ ra để may loại quần áo bảo hộ lao động này thường thấp và cách may chúng dường như đơn giản hơn các loại quần áo bảo hộ khác.
b. Quần áo chống hóa chất
Để hạn chế được các loại hóa chất thấm ngược vào bên trong cơ thể, trang phục được thiết kế với các loại chất liệu chống thấm như polyester, nylon hay được phủ lớp vải PU. Đây là những chất liệu giúp quần áo không những ngăn được hóa chất mà còn giúp cản được các loại chất lỏng. Quần áo bảo hộ khiến người mặc luôn cảm thấy được khô thoáng, và có cảm giác được an toàn hơn.
c. Quần áo chịu nhiệt
Quần áo chịu nhiệt là loại trang phục được thiết kế, nhằm giúp người lao động chống lại được nhiệt độ cao. Chất liệu được sử dụng chủ yếu là vải kaki và kaki tĩnh điện. Ngoài ra, trang phục còn được dùng trong môi trường có điện thế cao, những nơi làm việc cần sự cách nhiệt và không khí nóng ẩm.
d. Quần áo chống lửa
Đây là những loại quần áo giúp người làm việc không bị ngọn lửa làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. Trang phục được may với lớp vải có tráng bạc, giúp ngăn được ngọn lửa. Trang phục được sử dụng chủ yếu cho lính cứu hỏa, và các công việc liên quan khác như trong hầm mỏ hay sản xuất luyện kim.
2. Mũ bảo hộ lao động
Mũ bảo hộ là thiết bị rất quan trọng, giúp bảo vệ toàn bộ phần đầu của cơ thể. Mũ bảo hộ cũng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, nhằm phát huy tối đa được công dụng để phù hợp với từng ngành nghề công việc. Một số loại mũ bảo hộ được sử dụng phổ biến như sau:
a. Mũ nhựa bảo hộ lao động
Mũ nhựa lao động là loại mũ được sử dụng trong nhiều ngành nghề nhất. Chúng ta thường dễ nhận ra các loại mũ được làm bằng nhựa cứng, có nhiều màu như trắng; vàng; cam; xanh. Bên cạnh đó, mũ còn được sản xuất với nhiều loại khác nhau như có thể cách điện, có lỗ thoáng khí, có vành đai phát quang. Mỗi loại mũ sẽ thích hợp cho từng loại công việc khác nhau. Mũ bảo hộ được thiết kế thêm phần quai đeo giúp cố định được vị trí khi làm việc.
Mũ nhựa được làm từ nhựa ABS, PE hoặc HDPE. Đây là những loại nhựa có khả năng chống chịu lực rất tốt, và có độ bền cao. Có một số loại mũ bảo hộ cao cấp nhập từ nhiều nước khác như Hàn Quốc hay Malaysia, nhằm tăng được khả năng bảo vệ và có chất lượng đạt chuẩn quốc tế, giúp người lao động được bảo vệ toàn diện hơn.
b. Mũ vải bảo hộ lao động
Mũ vải bảo hộ lao động là loại mũ được sử dụng cho người làm việc ở trong nhà. Chúng ta có thể thường nhìn thấy loại mũ này trong các ngành như may mặc, chế biến lương thực thực phẩm, hay dùng cho các đầu bếp. Mũ chủ yếu có màu trắng và được may với chất liệu vải kaki thoáng mát. Mũ không những giúp bảo vệ cho tóc mà còn hạn chế được bụi bẩn, hay tóc rơi vào đồ ăn khi làm việc.
c. Mũ cối
Mũ cối được làm từ nguyên liệu giấy ép, có khả năng che mưa, che nắng và bảo vệ phần đầu khỏi những va đập từ bên ngoài. Mũ thường được làm phần quai đeo có màu đen, có thể chỉnh độ ngắn dài để phù hợp với kích thước của từng khuôn mặt. Đây là loại mũ rất dễ tìm kiếm để mua trên thị trường, nếu như bạn cần một chiếc mũ để làm việc ngoài trời, có thể sử dụng mũ cối thay cho các loại mũ thông thường.
3. Kính bảo hộ lao động
Kính bảo hộ giúp phần mắt được bảo vệ, tránh khỏi sự xâm nhập của cac tia sáng độc hại. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cho các loại bụi bẩn trong không khí, hay khói công nghiệp không thể ảnh hưởng đến mắt. Kính bảo hộ giúp cho các tác nhân bên ngoài không làm hại được mắt, không cản trở công việc đang thực hiện của người lao động. Một số loại kính bảo hộ lao động hiện nay trên thị trường bao gồm:
Kính bảo hộ chống tia Laser: Là loại kính được thiết kế phần tròng mắt làm bằng polycarbonate. Chất liệu giúp kính chống lại được sự va đập, các tia cực tím, tia hồng ngoại có thể gây hại cho mắt.
Kính chống đọng hơi sương: Kính được thiết kế ôm gọn mắt người đeo, được làm từ chất liệu polycarbonate nên có độ bền rất cao. Kính có khả năng chống xước, và có góc nhìn rộng giúp người làm việc không gặp nhiều khó khăn khi nhìn. Đây là loại kính thích hợp cho các công việc liên quan đến thực phẩm, may mặc, dầu khí, đóng tàu, chế tạo máy móc,... hay các công việc trong ngành xây dựng, hóa chất.
Kính bảo hộ cho thợ hàn: Đây là loại kính được dùng riêng cho những thợ hàn. Như chúng ta đã biết, tia sáng của những mối hàn rất nguy hiểm, có thể gây bỏng hoặc làm giảm thị lực của mắt. Chính vì vậy, kính bảo hộ sẽ giúp cân bằng đươc ánh sáng khi hàn, làm giảm đi cường độ các tia ánh sáng của lửa.
Kính bảo hộ chống bụi: Là loại kính được sử dụng nhằm chống lại các bụi bẩn từ bên ngoài môi trường. Kính được thiết kế ôm gọn vào khuôn mặt, sử dụng thích hợp cho kỹ sư, cho ngành y tế, cho kỹ thuật viên... Bên cạnh đó, người bình thường vẫn có thể sử dụng kính để bảo vệ mắt khi di đường, hoặc đi đường vào buổi tối.
Kính chống hóa chất: Kính bảo hộ chống hóa chất được sản xuất có thêm lớp phủ chống sương mù và chống xước. Phần đệm được làm bằng cao su, giúp người đeo không bị đau và hằn đỏ trên mặt. Phần tròng được thiết kế tách rời, nhằm có thể thay đổi khi kính bị hỏng, tiết kiệm đươc khá nhiều chi phí.
Kính bảo hộ lao động được sản xuất với hai kiểu dáng phổ biến nhất. Một loại sẽ được làm để che phần mắt, loại còn lại được thiết kế che phần mũi và miệng, mà chúng ta vẫn thường gọi là mặt nạ. Mặt nạ bảo hộ được sử dụng cho những công việc có mức độ nguy hiểm cao hơn, và chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến da mặt người lao động.
4. Găng tay bảo hộ lao động
Găng tay bảo hộ giúp bảo vệ bàn tay của người lao động, không phải chạm trực tiếp vào công việc đang làm, giúp hạn chế được sự rủi ro khi làm việc. Găng tay cũng được làm từ nhiều chất liệu và có kiểu dáng khác nhau, nhằm thích ứng với từng loại công việc khác nhau.
Găng tay len: Găng tay len giúp tăng độ ma sát khi cầm nắm, giúp người lao động có thể cầm những vật dụng có khối lượng lớn. Găng tay còn giúp hạn chế được bụi bẩn bám vào tay khi làm việc.
Găng tay cao su: Găng tay cao su được sản xuất nhằm giúp hạn chế được các chất hóa học bám vào tay. Sản phẩm được tạo ra bằng cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo, tùy vào mỗi loại chất liệu mà có giá thành khác nhau. Găng tay cao su còn giúp bảo vệ tay cho những người bị dị ứng với các chất hóa học.
Găng tay chống cắt: Găng tay chống cắt là một loại găng tay được tạo ra, nhằm giúp bàn tay không bị các vật sắc nhọn làm ảnh hưởng. Bao tay không dễ bị làm rách, hay thủng, bảo vệ toàn diện hơn khi làm việc.
Găng tay chịu nhiệt: Là loại găng tay bảo hộ có khả năng cách nhiệt. Giúp da tay không bị nóng hay lạnh. Sản phẩm thường được dùng nhiều trong các ngành như cơ khí, các công việc liên quan đến nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
5. Giày bảo hộ lao động
Giày bảo hộ lao động là một trong những PPE cũng không kém phần quan trọng. Nếu như trước đây, giày bảo hộ là một vật dụng ít được sử dụng và quan tâm, thì nay đây lại là một thiết bị bảo hộ lao động, cần phải có trước khi vào công trường và thực hiện công việc. Giày bảo hộ lao động cũng được sản xuất với nhiều mẫu mã và chất liệu khác nhau, nhằm phát huy được tác dụng riêng trong từng công việc.
Giày bảo hộ lao động được tạo ra giúp chân không bị trầy xước, chống lại sự trơn trượt hoặc có khả năng cách điện. Giày bảo hộ còn có khả năng chống lại nước, chống lại bụi bẩn và có khả năng chịu lực tốt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giày bảo hộ được sản xuất, với nhiều mức giá khác nhau, giúp người sử dụng có thể chọn được một đôi giày phù hợp nhất.
6. Một số thiết bị bảo vệ cá nhân PPE khác
Ngoài những thiết bị bảo vệ cá nhân PPE trên, còn có một số những loại thiết bị khác cũng không kém phần quan trọng. Đây là những thiết bị không sử dụng chung cho tất cả các công việc. Vì mỗi ngành nghê có những đặc thù và sự nguy hiểm khác nhau, nên những PPE này được tạo ra nhằm đảm bảo được an toàn cho người lao động:
Thiết bị bảo vệ tai: Rất nhiều môi trường làm việc có tiếng ồn lớn, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác. Chính vì vậy thiết bị bảo vệ tai cần phải được sử dụng trong trường hợp này, nhằm giảm được tiếng ồn.
Thiết bị bảo vệ cổ: Thông thường thiết bị bảo vệ cổ sẽ gắn liền cùng với mũ bảo hộ. Đây là phần vải được may gắn liền vào mũ, có thể vừa che được tai, vừa che được phần cổ.
Thiết bị bảo vệ hô hấp: Nhiều môi trường làm việc thiếu oxi, hay có quá nhiều khói bụi gây ngạt thở thì lúc này người lao động cần có thiết bị để bảo vệ hô hấp. Một số thiết bị bảo vệ hô hấp thường được sử dụng như: Mặt nạ phòng độc và thiết bị trợ thở (SCBA).
Thiết bị cấp cứu: Thiết bị cấp cứu là những vật dụng được sử dụng khi có nguy hiểm xảy ra. Một số loại PPE cấp cứu có thể kế đến như phao cứu sinh, dây an toàn, mặt nạ phòng chất độc, thiết bị thở thoát khí nén...
III. Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong y tế
1. PPE trong y tế là gì?
PPE trong y tế là những thiết bị bảo vệ cá nhân, giúp bảo vệ toàn diện cho con người tránh được các loại virus xâm hại. Trong y tế, PPE có hai loại phương tiện phòng hộ cá nhân được sử dụng phổ biến.
2. Hai loại phương tiện phòng hộ cá nhân trong y tế
a. Loại 1
- Áo choàng chống thấm hoặc áo choàng có kèm tấm choàng chống thấm
- Quần chống thấm
- Tạp dề chống thấm
- Khẩu trang y tế
- Khẩu trang N95
- Kính bảo hộ
- Mặt nạ che mặt
- Găng tay y tế
- Găng cao su
- Mũ che đầu loại trùm kín đầu và cổ
- Bao giầy loại ống cao
- Ủng cao su
- Dung dịch vệ sinh tay nhanh
b. Loại 2
- Bộ quần, áo choàng, mũ và bao giày chung, có khóa kéo phía trước
- Tạp dề chống thấm.
- Khẩu trang y tế.
- Khẩu trang N95.
- Kính bảo hộ.
- Mạng che mặt.
- Găng tay y tế.
- Găng cao su.
- Ủng chống thấm và chống thủng.
- Ủng cao su.
- Dung dịch vệ sinh tay nhanh
Xem thêm: Xưởng sản xuất quần áo bảo hộ lao động Hải Triều
PPE hay thiết bị bảo vệ cá nhân, là những vật dụng thật sự rất cần thiết trong môi trường công việc, đặc biệt đối với các công việc có mức độ nguy hiểm cao. Tùy thuộc vào mỗi ngành nghề và cấp độ mà PPE được trang bị khác nhau, nhằm bảo vệ an toàn cho người lao động. Với mục tiêu Safety first, tất cả những người lao động hãy sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân đúng cách, để có thể bảo vệ sức khỏe cho chính mình và nâng cao được hiệu quả của công việc.
https://haitrieu.com/blogs/ppe-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét